Lí giải sự cố Pin phát nổ trên Galaxy Note 7

Điều gì đã làm cho pin trên Note 7 phát nổ, chắc hẳn chúng ta đều tò mò phải không nào?

Có thể nói Note 7 thật xui xẻo mở ra sự cố rắc rối về pin và tiên đoán cho tương lai sắp tới đó là sự e dè về pin cũng như chất liệu làm pin của Note 7. Và Galaxy Note 7 không hẳn là chiếc điện thoại phải thông báo thu hồi về pin cũng như là bị người dùng cô lập nếu như bạn từng là fans của Nokia ắc hẳn bạn cũng biết sự cô lập này không phải là một dấu hiệu hoàn toàn tốt đẹp gì đối với Samsung. Nhưng mà thôi, tương lai của Samsung làm cách nào thoát ra khỏi "mớ hỗn độn" này thì chúng ta cứ đợi đã còn bây giờ cùng quay trở về với chủ đề chính " Lý giải vì sao Pin trên Galaxy Note 7 phát nổ" thôi nào!

Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu xem nguyên lí hoạt động của pin điện thoại

Chính xác là nói về thành phần cấu tạo của pin Lithium-ion với nguyên lí hoạt động là dòng điện được lấy từ điện cực khác với ion lithium. Pin Lithium lưu trữ, chuyển giao và giải phóng năng lượng bởi sự tương các các thành phần hóa học trong môi trường tự nhiên với hai đầu (-) và (+).  Cực âm được kết nối với đầu tích ion dương và ngược lại. Vì giữa 2 điện cực này có một chất gọi là điện phân (gồm dung dịch hữu cơ chứa lượng lớn muối kim loại- kim loại đó thường là lithium) giúp dòng điện đi qua dung dịch dẫn điện này. Và 2 đầu cực âm và dương này được ngăn cách nhau bởi một lớp hàng rào vật lý nên dĩ nhiên chúng không thể chạm vào nhau.
Pin chúng ta hay sử dụng và pin Note 7 đều làm từ nguyên tố Kim loại Lithium
Khi bạn sử dụng điện thoại thì pin lúc này bên trong nó diễn ra quá trình đẩy ion tích điện dương từ cực âm sang cực dương. Dòng điện lại từ cực dương chạy ngược về cực âm. Và dĩ nhiên, quá trình đẩy qua đẩy lại này như một vòng lặp tuy nhiên nguồn năng lượng này không hoàn toàn hết hay biến mất. Khi bạn sạc pin thì quá trình di chuyển ngược của các ion âm từ cực âm lại đẩy ngược về phía cực dương.
Trong lúc di chuyển, hiển nhiên các ion này sẽ có một sự tương tác nhẹ với nhau -thông thường được giải thích là quá trình oxy hóa khi dòng điện tiếp xúc với các đầu điện cực của pin. Quá trình này góp phần giúp điện tích dương có lực đủ mạnh để đi qua dung dịch điện giải, cứ thế tiếp diễn quy trình đến khi pin của bạn được sạc đầy.

Vì sao các nhà sản xuất sử dụng Lithium làm nguyên liệu truyền dẫn trong pin?



Nguyên tố Lithium- nguyên tố kim loại nhẹ nhất!

Câu trả lời chính xác nhất đó là vì Litthium là kim loại nhẹ nhất- đứng thứ 3 trong bảng tuần hoàn. Và em này rất dễ bị kích động khi có một sự tiếp xúc hay tương tác, em nhanh chóng tạo ra một phản ứng hóa học khá mạnh mẽ. Do đó, Lithium hoàn toàn là một kim loại được xem là hoàn hảo nhất hiện nay dùng để chế tạo cho các loại máy không riêng gì điện thoại - có tính di động, xách tay.

Điều gì làm cho pin trên Note 7 phát nổ?


Trước hết, chúng ta hãy xét từ nguyên lí hoạt động của pin mà xét ra, đặc biệt là các chất điện dán bên trong pin lithium ion rất dễ bay hơi. Và chính diều này khi bốc hơi rất dễ phản ứng với các kim loại khác một cách dễ dàng và dữ dội, chỉ cần điều kiện nóng chảy thấp (cỡ 180 độ). Kết hợp với vỏ pin kín, bạn hãy thử tưởng tượng đi các ion di chuyển với tốc độ cực nhanh, không ngừng cọ xát với nhau kết hợp nhiệt độ và kèm với vỏ pin bao bọc nó quá kín, chặt thì sẽ sản sinh một lực thoát ra lớn đến mức nào? Hơn thế nữa, khi thoát ra cái áp lực từ dịch điện phân cực nóng này rất dễ bắt lửa với những thứ khác? Như vậy, khi pin vỡ và gặp phải các dung dịch nhiệt năng cùng kim loại tan chảy, giải phóng bởi áp suất- làm cho pin phát nổ.
Thiết kế pin kèm theo sự thiếu tính toán của nhà sản xuất là lí do Samsung lí giải cho nguyên nhân phát nổ ở pin Note 7

Và vì sao lại có quá trình diễn ra sự nổ bắt nguồn từ nội lực ở trong pin như vậy? Pin Điện thoại của bạn cũng được làm lithium ion, liệu có gặp phải sự cố tương tự???

Thường lí do để xuất hiện quá trình này là do pin bị lỗi, hoặc do sự tính toán sai lệch trong lúc chế tạo pin như đầu mạch sạc, năng lượng cung cấp đầu vào, sự gia tăng các phản ứng hóa học. Và sự tính toán thiếu chuẩn xác nhất là giai đoạn cuối cùng của pin- sự sản sinh nhiệt lượng, lúc này pin không thể tự hạ nhiệt độ xuống được, và khi sự nóng lên của pin sẽ làm cho không khí có hơi nước trong đó bốc nhiệt, ngưng tụ và bám vào pin. Hãy nghĩ tiếp xem, nhiệt + ion điện + hơi nước+ Áp suất- một điều kiện quá ư hoàn hảo cho sự nổ "nhè nhẹ".
Sự phát nổ này không những gậy thiệt hại trên máy mà còn lan rộng đến khu vực, phạm vi nó tiếp xúc nhất là thủy tinh, cửa kính,...
Tuy nhiên việc lí giải nguyên nhân phát nổ đó chỉ là sự phân tích thiển cận ở góc độ cá nhân mà thôi ( sự tính toán sai lầm về thiết kế pin, đội ngũ thiết kế có lẽ đã quên mất rằng ở điều kiện phòng nghiên cứu sẽ hoàn toàn khác biệt so với điều kiện thực tế, cộng với người dùng sẽ không phải lúc nào cũng tuân thủ đúng theo quy định và cách sử dụng pin từ nhà sản xuất cả). Và hiện tại Samsung đang lí giải nguyên nhân này như thế nào " Họ đổ lỗi cho nhà sản xuất gây ra lỗi là đặt tấm chắn trong sự tiếp xúc của pin, điều này gây kích hoạt sức nóng đến quá mức" và điều cần thiết nhất từ thông báo nghiên cứu sơ bộ của hãng bây giờ là cần tiến hành một cuộc nghiên cứu phân tích sâu hơn nữa để biết chính xác nguyên nhân pin nổ.
Việc xác định đúng nguyên nhân có lẽ sẽ có kết quả sớm trong thời gian tới, đồng thời trong cuộc chơi đầy găng co như thế này Samsung làm cách nào để vượt qua. Chúng ta cứ chờ và quan sát vậy. À bạn nào đang sử dụng điện thoại mà pin chai, có dấu hiệu hư thì cẩn thận nhé, hoặc tốt nhất là nên đi thay ngay. Đến một trong những ông trùm smartphone, công nghệ như Samsung mà còn mắc "số nhọ" thì huống gì chúng ta, nhỉ?
 (Nguồn Tham khảo)

Share on Google Plus

About Ăn cả thế giới

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Đăng nhận xét